MỘT THOÁNG THỦY VÂN AM 27.12.2012 Đây là lần thứ hai gặp lại Thầy trong vòng bốn ngày. Lần trước ở Chùa Phước Huệ, Miami, nhưng lần này thì gia chủ là anh chị Thuận-Duyên tại Tamarac/Fort Lauderdale, Florida. Trời chiều hoàng hôn đã xuống sớm hơn bình thường so với những tháng đầu năm vì thời gian cuối năm ta thường nghe “tháng mười chưa cười đã tối” là vậy. Chúng tôi đến trước cửa nhà anh chị Thuận-Duyên gần bảy giờ tối, cổng kín then cài trong lúc tôi và Dung đang lay hoay tìm kiếm nút bấm chuông dưới ánh trăng thì thấy Thầy đi ra từ hàng rào bên mái hiên nhà. Lại cũng là một cơ duyên khó hiểu. Chúng tôi không có tạo tiếng ồn ào hay những tiếng động lớn thì làm sao mà Thầy biết mà ra đón. Chúng tôi chào Thầy xong, Thầy dẫn chúng tôi đi theo Thầy vô nơi Thầy nghỉ. Đó là cái patio trống và một chiếc võng đã giăng sẵn. Thầy cho coi và giải thích cuộc hành trình viễn xứ của Thầy luôn luôn bằng chiếc võng đa màu và rất to. Thầy rất vui và chỉ rõ làm sao Thầy tìm ra được chỗ treo võng làm nơi tá túc. Thầy nằm rất gọn và thoải mái trong chiếc võng mà thường nhân có thể thấy và gọi là “khổ lòng” tức “khổng lồ”. Đối với một vị Thiền Sư như Thầy chắc là “Phiền Não Tức Bồ Đề” thì từ ngữ “khổ lòng” chắc chắn không còn nằm trong ngôn ngữ từ điển của Thầy. Không phải là ngẫu nhiên mà thật ra Thầy rất thích tìm đến khung cảnh thiên nhiên. Đúng nơi này, khi Thầy nằm trên chiếc võng nhìn về phương Nam, có dòng sông và mây bay trên vòm trời xanh thẳm làm cho Thầy cảm nhận thiên nhiên một cách thoải mái vô cùng tận. Và chính vì vậy, tên Thủy Vân Am được Thầy đặt tên từ đó. Sẵn dịp đang thưa chuyện với Thầy, tôi hỏi Thầy đến câu thơ nói về Thầy trong bài Tự Trào “… Thân mang áo ấm mười hai lớp…” và Thầy vui cười trả lời và nối tiếp câu thơ sau “Trẻ nít nhìn ông khóc chạy te.” Tôi đến đây cũng với chủ đích là muốn Thầy coi qua để góp ý bài viết mà tôi cảm tác sau lần gặp Thầy bốn ngày trước đây. Thầy đọc và rất ưng ý với cách viết mộc mạc, tự nhiên, đúng và đầy ý nghĩa. Buổi cơm tối với Thầy và mọi người thật thoải mái và vui vẻ. Cơm, chao, rau, tàu hủ, canh, đầy đủ cho bát nhân ẩm thực. Thầy mời mọi người cùng ăn tự nhiên và thoải mái. Vâng, một cảm giác thật tròn đầy không khí thân mật gia đình, Thầy trò, huynh đệ ngoài những món ăn chính, kế đến là món trái cây như đu đủ, khế, ổi, sa-pô-chê, nhãn. Thầy ăn và mời mọi người cùng ăn tráng miệng vừa thưởng thức vừa trò chuyện. Thầy nói đến những bài thơ mà Thầy và các nhóm thi nhân viết. Thơ sang có, thơ sạch có, thơ cùi chỏ cũng có mà Như Huyễn Thiền Sư từng nói đến. Cô Nguyên Phúc đọc, Thầy đọc, và có lẽ Thầy nhấn mạnh nhiều vào cái an vui tự tại qua bài “Không Có Cũng Không Không”
Hoài mong sau trước mà chi
Nhiệm mầu gặp có từ không Và bài thơ này cũng được Cô Huệ Thu chuyển thể theo thơ Đường Luật
Cuộc đời Không - Có, nghĩa gì đâu ! Thầy vừa đọc xong, anh Thuận bày tỏ sự hài lòng đặc biệt ở câu thứ năm. Mọi người gật gù tỏ ý đồng suy nghĩ và một lần nữa tôi lại chợt nghĩ đến câu thơ của Mãn Giác Thiền Sư “Ai bảo Xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành Mai” Hơn hai giờ trôi qua mà cứ ngỡ như chớp mắt trong buổi tối hôm nay. Chúng tôi tạm biệt chia tay vì còn nhiều vị phải đi làm ngày hôm sau. Trên đường về, tôi suy gẫm về Một Thoáng Thủy Vân Am với một cảm giác thật vui. Một lần nữa tôi lại thấy đức tính “Vô sự và Dị Nhân” của Thầy qua lần gặp gỡ này và được biết thêm một đặc tính “Dị Nhân” của Thầy. Đó là Thầy thích đi chơi ở sân bay như lời anh Dũng nói trong lúc trò chuyện và Thầy cũng đồng ý là vậy. Vì đó bài Sân Thiền dưới đây như vừa chợt đến trong tôi để nói lên tính “Dị Nhân” này của Thầy: Thiên nhiên làm bạn bấy lâu nay Thiên huyền bản chất Thầy là vậy Sân bay Thầy thích thiền nơi đấy Thiền gọi là Thiền, Thiền tức chơi Nguyễn Minh Hiền viết ngày 27/12/2012 |
Nhấp chuột vào đây để xem bài viết trước: Viên Thức Thiền Sư đến Miami, Florida